Trượt cột sống

06/09/2022
Dịch Vụ

Trượt đốt sống thắt lưng là một thuật ngữ chuyên khoa, thường dùng để mô tả tình trạng các đốt xương sống tại đây không nằm đúng vị trí. Cụ thể hơn, khi đó vị trí của đốt sống thắt lưng trên có thể lệch ra phía trước hoặc sau so với đốt sống thắt lưng dưới.

Một người bị trượt đốt sống thắt lưng sẽ cảm thấy căng cứng cơ tại đây. Bên cạnh đó, đau nhức khó chịu là tình trạng không thể tránh khỏi. Không những vậy, cơn đau lưng còn có khả năng lan rộng xuống mông hoặc thậm chí là chân nếu rễ thần kinh tọa gần đó bị ảnh hưởng.

1. Nguyên nhân 

Tùy theo nguyên nhân gây ra mà tình trạng trượt đốt sống thắt lưng có thể được chia thành nhiều nhóm nhỏ khác nhau, chẳng hạn như:

- Trượt đốt sống thắt lưng bẩm sinh :

Giống như tên gọi, vị trí các đốt sống thắt lưng đã sai lệch ngay từ khi người bệnh chào đời. Đôi khi, các chuyên gia còn gọi tình trạng này là trượt đốt sống do rối loạn phát triển. Theo nghiên cứu, nguyên nhân trượt đốt sống thắt lưng bẩm sinh chủ yếu xuất phát từ những bất thường xảy ra trong quá trình hình thành xương sống của thai nhi.

- Trượt đốt sống do khuyết eo: 

Khuyết eo liên quan đến tình trạng khiếm khuyết hoặc chấn thương ở các dây chằng nối giữa đốt sống thắt lưng trên và dưới. Theo bác sĩ, hầu hết trường hợp này diễn ra ở hai đốt xương sống L5, S1. Bên cạnh đó, triệu chứng bệnh thường xuất hiện vào giai đoạn tăng trưởng, cụ thể hơn là tuổi dậy thì. Thông thường, nguyên nhân khuyết eo do khiếm khuyết chủ yếu là bẩm sinh. Ngược lại, chấn thương dây chằng ở khu vực này có thể là hệ quả của việc bị kéo căng quá mức trong thời gian dài.

- Viêm xương khớp dây trượt đốt sống thắt lưng :

Thoái hóa hay viêm xương khớp là nguyên nhân phổ biến nhất của hàng loạt vấn đề sức khỏe liên quan đến cơ xương khớp – cột sống, bao gồm cả trượt đốt sống thắt lưng. Sự bào mòn lớp sụn khớp cột sống theo thời gian rất dễ làm bộ phận này suy yếu, mất đi độ bền vững. Từ đó, rủi ro trượt đốt sống ngày càng tăng. Ở thắt lưng, các đốt L4, L5 dễ bị lệch khỏi vị cấu tạo tự nhiên do thoái hóa nhất. Bên cạnh đó, tình trạng này thường xảy ra ở phụ nữ, đặc biệt khi họ bước vào độ tuổi 40 – 50.

- Biến chứng phẫu thuật :

Mặc dù phẫu thuật được đánh giá cao về tỷ lệ điều trị thành công nhưng trên thực tế, bất kỳ ca phẫu thuật nào cũng có rủi ro phát sinh biến chứng khôn lường. Đối với những hình thức phẫu thuật cột sống thắt lưng như cắt cung, cắt bỏ mấu khớp,… người bệnh rất dễ rơi vào tình trạng trượt đốt sống sau đó, đặc biệt nếu các đoạn xương sống của họ vốn đã không vững chắc ngay từ đầu. Đây cũng là nguyên nhân vì sao hầu hết trường hợp, phẫu thuật thường luôn lựa được chọn điều trị cuối cùng và chỉ được đề xuất khi bệnh nhân không đáp ứng tốt với những liệu trình chữa trị trước đó.

- Các nguyên nhân khác: 

Bên cạnh tình trạng thoái hóa, chấn thương vật lý ở cột sống do va chạm mạnh, té ngã… cũng là yếu tố thường thấy khiến các đốt xương tại đây bị trượt. 

Mặt khác, ở thắt lưng, đôi khi nguyên nhân chấn thương cột sống còn có khả năng đến từ hội chứng bàn chân bẹt. Một người được chẩn đoán mắc bệnh bàn chân bẹt khi người đó không có vòm bàn chân hoặc độ lõm bàn chân quá nông. 

Bàn chân bẹt khiến cơ thể, cụ thể hơn là những bộ phận chịu trách nhiệm duy trì thăng bằng cơ thể như mắt cá, khớp gối, thắt lưng,… hứng trọn phản lực từ mặt đất khi đứng thẳng. Lúc này, chấn thương thắt lưng là điều khó tránh khỏi, từ đó tạo điều kiện cho các đốt xương sống tại đây trượt khỏi vị trí sinh học.

Trong một số trường hợp, nguyên nhân trượt đốt sống thắt lưng còn do ảnh hưởng bởi một số bệnh lý có khả năng gây hoại tử, phá hủy cấu trúc cột sống, bao gồm:

- Loãng xương

- Nhiễm khuẩn

- Các loại ung thư

2. Biến chứng trượt đốt sống thắt lưng 

Cảm giác đau, nhức mỏi khó chịu và căng cứng vùng thắt lưng có thể cảnh báo về vấn đề trượt đốt sống tại đây. Nếu bệnh không sớm được chữa trị hiệu quả ngay từ đầu, các cơn đau có nguy cơ trở thành mãn tính. 

Không những vậy, phạm vi đau nhức có thể mở rộng xuống chi dưới, gây tê ngứa hoặc thậm chí là liệt tại đó. Nguyên nhân chủ yếu là do rễ thần kinh tọa ở thắt lưng đã bị tổn thương bởi những đốt sống trượt khỏi vị trí tự nhiên. 

Ngoài ra, những biến chứng khác do tình trạng sai lệch cấu trúc đốt sống thắt lưng kéo dài còn có thể kể đến như:

Gù lưng

Cong vẹo cột sống

Đau thắt ngực

Thay đổi tư thế, dáng đi, ví dụ như lưng khom xuống khi đi lại vì đau

Nhiễm trùng cột sống

Chia sẻ
0934090252